Xu hướng API hàng đầu 2024: Những điều bạn cần biết
Những năm gần đây là giai đoạn bùng nổ về công nghệ tại Việt Nam với rất nhiều các công ty, các sản phẩm công nghệ được phát triển và đều ứng dụng những thứ mới nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Hôm nay, Test Mentor xin chia sẻ với các bạn một số xu hướng API trong năm 2024 để các bạn có thể cùng thảo luận và có những thông tin mới mà có thể trang bị cho bản thân, hay vào chính dự án mà các bạn đang tham gia.
Nội Dung Bài Viết
- Tầm quan trọng của API trong phát triển phần mềm
- Top 5 xu hướng API hàng đầu 2024
- 1. Tăng cường bảo mật API
- 2. GraphQL
- 3. Mô hình phát triển microservice
- 4. API theo hướng sự kiện
- 5. AI vs Machine Learning
- 1. Kiểm thử Chức năng (Functional Testing)
- 2. Kiểm thử Tính đúng đắn (Correctness Testing)
- 3. Kiểm thử Hiệu suất (Performance Testing)
- 4. Kiểm thử Bảo mật (Security Testing)
- 5. Kiểm thử Tính ổn định (Reliability Testing)
- 6. Kiểm thử Tính tương thích (Compatibility Testing)
- Kết luận
Tầm quan trọng của API trong phát triển phần mềm
Trong quá trình phát triển phần mềm, API đóng vai trò quan trọng. Nhờ phát triển API, hệ thống của chúng ta mới có thể tích hợp hoặc kết nối đến các hệ thống khác một cách nhanh chóng. Không chỉ có thế, API còn giúp hệ thống có thể mở rộng và cải thiện tính năng của ứng dụng mà không phải thay đổi mã nguồn.
Ngoài ra, API còn giúp ứng dụng có tính tương thích với các sản phẩm khác hay chính những tính năng đã được phát triển trong ứng dụng. API còn giúp tiết kiếm thời gian và chi phí phát triển phầm mềm khi không phải sửa đổi mã nguồn cho từng tính năng cơ bản.
Không chỉ có thế, API còn giúp tăng trải nghiệm người dùng. Bởi vì nó cung cấp cách dịch vụ và dữ liệu cần thiết để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn, giúp duy trì sự trung thành của khách hàng với sản phẩm.
Top 5 xu hướng API hàng đầu 2024
1. Tăng cường bảo mật API
Hiện nay, xu hướng phát triển ứng dụng trên thế giới đều đang phát triển theo hướng microservice. Chính bởi vì thế, API là thứ rất cần thiết để các service trong một hệ thống có thể giao tiếp được với nhau. Không chỉ có thế, những năm gần đây, việc phát triển mạnh về các nền tảng như AI, điện toán đám mây, an ninh mạng đang ngày càng trở nên phổ biến.
Trong tương lai gần những nền tảng này sẽ đều là những ưu tiên mũi nhọn của những công ty công nghệ không chỉ ở Việt Nam mà còn là ở cả trên thế giới. Và khi đó, API là thứ không thể thiếu. Và điều đó cũng khiến cho API sẽ trở thành công cụ hữu ích để Hacker có thể sử dụng để tấn công vào những hệ thống nào đó nhằm trục lợi.
Để phòng trừ những sự tấn công này, việc nâng cao tính bảo mật cho API là điều không thể không làm. Một số phương pháp bảo mật API có thể kể đến như:
- Luôn sử dụng TSL: hiểu đơn giản thì nó là một giải pháp bảo mật thông tin API truyền đi và nhận từ người dùng bằng cách mã hoá những tin nhắn khi chúng được chuyển tiếp qua API
- Sử dụng OAuth2 để đăng nhập một lần với OpenID Connect: hiểu một cách đơn giản, thì đây là một phương thức xác thực để các ứng dụng chia sẻ thông tin với nhau mà không cần đến username và password
- Sử dụng API key để cấp quyền truy cập cho người dùng: có thể nói một cách ngắn gọn, thì API key là một chuỗi thông tin về quyền truy cập của người dùng được mã hoá lại theo một phương thức nhất định. Nó giúp người dùng hay các hệ thống có thể xác thực quyền truy cập vào một hệ thống mà ko cần phải nhập username-password.Điều này nhằm giảm thiểu khả năng lộ thông tin username-password xuống mức thấp nhất.
2. GraphQL
GraphQL là ngôn ngữ thao tác và truy vấn dữ liệu cho API. Nó sinh ra nhằm giải quyết những hạn chế mà REST đang gặp phải như: trao đổi dữ liệu có cấu trúc cố định, lấy thừa hoặc thiếu dữ liệu (những hạn chế này, Test Mentor xin chia sẻ cụ thể ở các bài viết khác). GraphQL giúp chúng ta lấy chính xác những dữ liệu cần thiết. Ngoài ra, nó còn cải thiện về hiệu năng và tính linh hoạt của API.
3. Mô hình phát triển microservice
Với mô hình phát triển ứng dụng theo đường lối cũ (mô hình nguyên khối) thì khi triển khai ứng dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ mất nhiều công sức và thời gian để quản lý mã nguồn. Khi cần cải thiện tính năng, nó sẽ trở thành thách thức lớn cho những nhà phát triển.
Với mô hình microservice, mã nguồn sẽ được tổ chức lại thành các thành phần con (service), có khả năng chạy độc lập. Với mô hình này, ứng dụng sẽ dễ dàng được mở rộng hơn, quá trình quản lý và bảo trì cũng dễ dàng hơn khi chỉ cần tác động tới một hay một vài service mà không phải là toàn bộ hệ thống. Và API chính là thứ rất quan trọng bởi nhờ nó mà các service có thể giao tiếp với nhau, thậm chí là với sản phẩm bên thứ ba có thể tích hợp được.
4. API theo hướng sự kiện
Đi đôi với mô hình microservice, kiến trúc hướng sự kiện cũng đang là xu thế giới công nghệ. Kiến trúc này giúp phần nào hoàn thiện cho mô hình microservice. Với mô hình microservice, chúng ta chia nhỏ hệ thống thành các service, vận hành tương tác với nhau. Nhưng mặt khác, việc chia nhỏ đó lại gặp vấn đề là khi chúng liên kết chặt chẽ với nhau, thì những hạn chế của mô hình nguyên khối sẽ xuất hiện.
Với kiến trúc hướng sự kiện, đơn giản thì các service hoạt động độc lập và có tính liên kết lỏng lẻo với nhau. Do đó, những ưu điểm của microservice sẽ được thể hiện một cách rõ ràng. Và hiển nhiên, để các service giao tiếp với nhau, chúng cần có API – thứ để các service giao tiếp với nhau. Đảm bảo các sự kiện được lắng nghe – tiếp nhận đầy đủ, kịp thời nhằm giữ cho hệ thống vận hành được ổn định.
5. AI vs Machine Learning
AI – với xu hướng phát triển trí thông minh nhân tạo trong mọi lĩnh vực, việc xây dựng những API để phân tích cảm xúc từ các đoạn văn bản, những miêu tả từ ngôn ngữ tự nhiên là rất cần thiết. Chính từ việc tích hợp các API này, mà có thể ngày càng hoàn thiện AI, có thể đem đến những trợ giúp rất lớn cho cuộc sống con người.
Machine Learning – xây dựng các API để tích hợp vào các quy trình học máy, giúp nâng cao tính chính xác và khả năng tự động hoá cho các mô hình học máy – thứ được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống vận hành tập trung vào khả năng tự động hoá. Có thể kể đến như các hệ thống phục vụ cho việc dự đoán xu hướng, phân tích dữ liệu, đưa ra các hành vi khuyến nghị; hoặc các hệ thống đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình phân loại, xử lý các cuộc tấn công mạng.
Phương pháp tiếp cận kiểm thử API hiệu quả
Bên cạnh một số xu hướng API nổi bật năm 2024 đã giới thiệu với các bạn ở trên, Test Mentor cũng xin để cập đến với các bạn phương pháp tiếp cận kiểm thử API hiệu quả. Các bạn hãy tham khảo một số ý kiến dưới đây:
- Đầu tiên, để kiểm thử API hiệu quả, tiên quyết là chúng tả cần hiểu được yêu cầu là gì. Mỗi API được thiết kế để thực thi một hay một phần của một luồng tính năng. Để tiếp cận một cách hiệu quả, điều đầu tiên vẫn là chúng ta cần hiểu rõ nghiệp vụ liên quan đến các API mà cần kiểm thử.
- Sau đó, chính là cách thiết kế các trường hợp kiểm thử cho API, bao gồm các trường hợp tích cực và tiêu cực. Chúng ta cần xác định rõ giới hạn nghiệp vụ của API cụ thể là đến đâu, dữ liệu trả về sẽ là gì để thiết kế các trường hợp sao cho độ phủ được rộng nhất có thể.
- Sâu hơn nữa, chúng ta cần hiểu API cần kiểm thử kết nối những service nào trong hệ thống. Điều đó, giúp chúng ta hiểu được dữ liệu trả về của API có đủ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ hay không. Ta có thể xác định được những tập dữ liệu nào trong database sẽ được xử lý.
- Ngoài ra, còn là tự động hoá những kiểm thử lặp đi lặp lại; hiệu năng xử lý của server với mỗi request của API; khả năng tối ưu API trong quá trình tích hợp, mở rộng các tính năng liên quan.
Phương pháp kiểm thử API hiệu quả
Với những phương pháp tiếp cận test API như trên đã trình bày, Test Mentor xin giới thiệu với các bạn một số phương pháp kiểm thử API hiệu quả như sau:
1. Kiểm thử Chức năng (Functional Testing)
- Kiểm thử điểm cuối (Endpoint Testing): Xác nhận rằng các điểm cuối API hoạt động đúng và trả về dữ liệu chính xác.
- Kiểm thử yêu cầu (Request Testing): Kiểm tra các loại yêu cầu HTTP khác nhau (GET, POST, PUT, DELETE, PATCH) để đảm bảo chúng hoạt động như mong đợi.
2. Kiểm thử Tính đúng đắn (Correctness Testing)
- Kiểm thử đầu vào và đầu ra: Đảm bảo rằng API xử lý các đầu vào và đầu ra đúng cách. Xác minh các giá trị trả về phù hợp với tài liệu API và yêu cầu của người dùng.
- Kiểm thử hợp lệ và không hợp lệ: Kiểm tra cả các đầu vào hợp lệ và không hợp lệ để đảm bảo API xử lý đúng các trường hợp.
3. Kiểm thử Hiệu suất (Performance Testing)
- Kiểm thử tải (Load Testing): Đo lường cách API hoạt động dưới tải cao, bao gồm số lượng yêu cầu đồng thời và khối lượng dữ liệu lớn.
- Kiểm thử căng thẳng (Stress Testing): Xác định điểm giới hạn của API và kiểm tra cách nó xử lý khi vượt quá giới hạn khả năng hoạt động.
4. Kiểm thử Bảo mật (Security Testing)
- Kiểm thử xác thực và phân quyền: Đảm bảo rằng API yêu cầu xác thực đúng và phân quyền truy cập phù hợp.
- Kiểm thử tấn công (Attack Testing): Kiểm tra các lỗ hổng bảo mật như SQL injection, XSS (Cross-Site Scripting), và CSRF (Cross-Site Request Forgery).
5. Kiểm thử Tính ổn định (Reliability Testing)
- Kiểm thử khả năng phục hồi (Recovery Testing): Xác minh cách API phục hồi sau khi gặp sự cố hoặc lỗi.
- Kiểm thử tích hợp (Integration Testing): Đảm bảo rằng API hoạt động tốt khi tích hợp với các hệ thống và dịch vụ khác.
6. Kiểm thử Tính tương thích (Compatibility Testing)
- Kiểm thử phiên bản (Version Testing): Đảm bảo rằng các phiên bản khác nhau của API hoạt động như mong đợi và không gây xung đột.
- Kiểm thử đa nền tảng (Cross-Platform Testing): Xác minh API hoạt động trên các hệ điều hành và môi trường khác nhau.
Kết luận
Trên đây là một số xu hướng sử dụng API trong năm 2024 mà Test Mentor giới thiệu đến các bạn. Hãy để lại bình luận tại bài viết để cùng thảo luận về các xu hướng trên bạn nhé. Các bạn hãy đăng ký làm thành viên của Test Mentor để nhận được những thông tin sớm nhất về các bài viết, những buổi seminar hay những khoá học mà Test Mentor cung cấp nhé.
Leave a Comment