Alpha Testing và Beta Testing là gì? Sự khác biệt giữa hai loại kiểm thử này
Alpha Testing và Beta Testing là gì? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu định nghĩa và phân biệt 2 loại kiểm thử này.
Kiểm thử chấp nhận hay Acceptance Testing là giai đoạn kiểm thử phần mềm cuối cùng trước khi phần mềm được đưa vào hoạt động chính thức. Mục đích của kiểm thử chấp nhận là để đảm bảo rằng phần mềm đã hoạt động đúng với nghiệp vụ kinh doanh, các yêu cầu chức năng và phi chức năng của khách hàng và đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng của người dùng cuối.
Trong kiểm thử chấp nhận sẽ có một số loại như: User Acceptance Test (UAT), Operational acceptance testing (OAT), Contractual and Regulatory Acceptance Testing, Alpha and Beta Testing,…Bài viết này sẽ chỉ rõ hơn về khái niệm Alpha Testing và Beta Testing, phân biệt rõ hơn cho các bạn Tester về hai loại kiểm thử này.
Alpha Testing và Beta Testing thường được các nhà phát triển phần mềm thương mại Commercial off-the-shelf (COTS) áp dụng. Họ là những người muốn nhận phản hồi về phần mềm từ phía người dùng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại hay một số nhà khai thác trước khi sản phẩm phần mềm được tung ra thị trường và có nhiều người sử dụng.
Nội Dung Bài Viết
Alpha Testing là gì?
Là quá trình kiểm thử phần mềm hoặc hệ thống phần mềm được thực hiện tại môi trường tạo ra bởi nhà phát triển, nhưng không phải thực hiện kiểm thử bởi nhóm các phát triển mà bởi các khách hàng tiềm năng hoặc người dùng hiện tại.
Thông thường, Alpha Testing được thực hiện trước khi phần mềm hoặc hệ thống phần mềm được bàn giao cho người dùng cuối. Mục đích của Alpha Testing là kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của phần mềm hoặc hệ thống phần mềm, đồng thời đánh giá khả năng sử dụng và tương thích của phần mềm hoặc hệ thống phần mềm với các thành phần khác trong môi trường kiểm thử.
Beta Testing là gì?
Là quá trình kiểm thử phần mềm được thực hiện bởi các khách hàng tiềm năng hoặc tại môi trường, địa điểm của họ. Beta Testing có thể thực hiện ngay sau khi Alpha Testing hoàn tất để tiếp tục kiểm tra tính năng, hiệu suất, độ ổn định và khả năng sử dụng của sản phẩm phần mềm.
Tuy nhiên, Beta Testing cũng có thể được thực hiện mà không có bất kỳ Alpha Testing nào trước đó. Mục đích của Beta Testing là kiểm tra tính đúng đắn và hiệu quả của phần mềm hoặc hệ thống phần mềm trong một môi trường thực tế. Quá trình kiểm thử Beta Testing sẽ giúp nhà phát triển phần mềm thu thập phản hồi từ người dùng thực tế để cải tiến sản phẩm trước khi được tung ra thị trường chính thức.
Phân biệt hai loại kiểm thử Alpha testing và Beta testing
Alpha Testing | Beta Testing | |
Mục tiêu | Đánh giá chất lượng phần mềm: tìm kiếm lỗi phần mềm, phần mềm hoạt động như nào,… | Đánh giá sự hài lòng của khách hàng: người dùng có thích phần mềm không?, đề xuất và phản hồi, góp ý từ phía khách hàng,… |
Người tham gia | Chuyên gia kỹ thuật, phát triển phần mềm và khách hàng tiềm năng hoặc người dùng cuối | Khách hàng tiềm năng hoặc người dùng cuối |
Thời gian test | Thực hiện khi phần mềm phát triển hoàn thiện 70-80%Có nhiều chu kỳ tiến hành thực hiện test, mỗi chu kỳ test khoảng 1-2 tuần | Thực hiện khi phần mềm phát triển hoàn thiện 90-95% sau khi thực hiện Alpha testingThực hiện trong 1 đến 2 chu kỳ và mỗi chu kỳ test kéo dài 4-6 tuần |
Môi trường test | Môi trường của tổ chức phát triển phần mềm | Môi trường của khách hàng |
Ưu điểm | Xác định các lỗi nghiêm trọng và phát hiện ngay ở giai đoạn đầu cũng như lỗi chưa được tìm thấy ở giai đoạn kiểm thử trước đóQuan điểm tốt hơn về tần suất sử dụng và độ tin cậy của phần mềmGiúp chuẩn bị hỗ trợ khách hàng trong tương laiGiảm chi phí bảo trì cho các lỗi được xác định giai đoạn Beta Testing đằng sauDễ dàng kiểm tra, quản lý | Khó kiểm soát được hành vi kiểm thử của người dùng.Giúp tìm ra các lỗi không được tìm thấy trong hoạt động kiểm thử trước đó gồm cả Alpha TestingQuan điểm tốt hơn về cách sử dụng phần mềm, độ tin cậy và bảo mậtPhân tích quan điểm, nhận xét, đề xuất từ người dùng về phần mềmTăng sự hài lòng của khách hàng khi dùng phần mềm |
Nhược điểm | Không phải kiểm tra hết các chức năng của phần mềm mà chỉ trong phạm vi nghiệp vụ | Không phải tất cả người sử dụng đều đảm bảo cung cấp thông tin chất lượng về quá trình kiểm thử phần mềm Tài liệu liên quan sử dụng phần mềm, kiểm tra phần mềm tốn nhiều thời gian hơnQuản lý kiểm tra khó |
Điểm tương đồng giữa Alpha testing và Beta testing
- Cả Alpha Testing và Beta Testing đều là phương pháp kiểm thử phần mềm quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm.
- Cả hai phương pháp đều giúp phát hiện và sửa chữa các lỗi của phần mềm trước khi phát hành chính thức.
- Cả hai phương pháp đều giúp đánh giá hiệu suất và tính năng của phần mềm.
Sự khác biệt giữa Alpha testing và Beta testing
- Alpha Testing được thực hiện trước khi phần mềm được phát hành cho khách hàng, trong khi Beta Testing được thực hiện sau khi phần mềm được phát hành cho một số người dùng cuối cùng.
- Alpha Testing thường được thực hiện bởi những người trong nhóm phát triển phần mềm, trong khi Beta Testing thường được thực hiện bởi những người dùng cuối cùng.
- Alpha Testing nhằm mục đích phát hiện và sửa chữa các lỗi của phần mềm trước khi phát hành chính thức, trong khi Beta Testing nhằm mục đích thu thập thông tin phản hồi từ người dùng và cải thiện trải nghiệm sử dụng của phần mềm.
- Alpha Testing giúp định hình chức năng và tính năng của phần mềm, trong khi Beta Testing giúp đánh giá hiệu suất và tính năng của phần mềm dưới điều kiện sử dụng thực tế.
Kết luận
Alpha Testing và Beta Testing là hai phương pháp kiểm thử phần mềm quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm. Việc chọn lựa phương pháp kiểm thử phù hợp sẽ giúp đảm bảo chất lượng phần mềm và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Nếu phần mềm cần được kiểm thử với một số lượng lớn người dùng để thu thập phản hồi và đánh giá hiệu suất, thì Beta Testing là phương pháp phù hợp hơn. Nếu phần mềm cần được kiểm thử và sửa chữa các lỗi trước khi đưa ra thị trường, thì Alpha Testing là phương pháp phù hợp hơn.
Alpha Testing và Beta Testing đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm tốt khi tới tay người dùng. Hy vọng qua bài viết, các bạn tester sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như phân loại hai loại kiểm thử Alpha Testing và Beta Testing.
Linh Đan
Leave a Comment