Cognitive Bias – Thiên kiến nhận thức
Chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều thiên kiến khác nhau trong lúc Test và Develop một sản phẩm mà đôi khi mình không biết, vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một số Thiên kiến nhận thức phổ biến sau nhé.
Vậy Thiên kiến nhận thức là gì?
Theo Wikipedia đó là “A cognitive bias is a systematic pattern of deviation from norm or rationality in judgment. Individuals create their own “subjective reality” from their perception of the input. An individual’s construction of reality, not the objective input, may dictate their behavior in the world“
Có thể tạm hiểu, Thiên kiến nhận thức là một dạng sai sót có tính hệ thống trong nhận thức của một người so với chuẩn mực & tính hợp lý chung trong phán đoán do ở trong môi trường nhất định.
Cụm từ “có hệ thống” rất quan trọng bởi vì nó khẳng định những sai sót này không hề ngẫu nhiên.
Có khá nhiều loại thiên kiến khác nhau, nhưng mình sẽ liệt kê một số cái quan trọng liên quan đến chúng ta nhiều.
Resemblance Bias – Thiên kiến tương tự
Chúng ta rất dễ đánh giá một vấn đề dựa theo những thứ tương tự, ví dụ data đó tương tự nhập vào chắc cũng giống thôi, máy chủ đó tương tự deploy sẽ chạy được thôi, code viết tương tự thì chạy cũng giống nhau thôi… rất nhiều cái chúng ta bỏ qua và không kiểm tra lại vì nghĩ nó cũng tương tự, nhưng một người có kinh nghiệm họ sẽ hiểu, một máy tương tự chưa chắc cài vào cũng sẽ chạy được giống nhau, nên dù gì thì cũng cần phải test lại cho chắc.
Congruence Bias – Chấp nhận giả thuyết đúng và có xu hướng từ chối những lựa chọn khác
Việc này khá phổ biến trong phát triển phần mềm, Developer hay có xu hướng làm theo những hành vi đúng của app thay vì nghĩ ra những hành vi khác thay thế, những case lạ mà “không ai làm như vậy hết” Đó là lý do cần có QA bên cạnh để hỗ trợ Dev, để kiểm tra những luồng lạ mà không phải ai cũng nghĩ ra.
Confirmation Bias – Con người ta hay tìm chứng cứ để khẳng định mình đúng, thay vì những bằng chứng khách quan
Trong kiểm thử đôi lúc chúng ta hiểu rõ một người, và tin tưởng họ, thì bằng một cách nào đó chúng ta tìm đủ mọi lý do để tin họ làm đúng, không có sai sót và không test kĩ những tính năng người đó làm mà sẽ tập trung thời gian test những tính năng của Dev khác. Hay trong thật tế, khi đã “mê tín” thì mọi thứ xảy ra, hay lên mạng tìm kiếm chúng ta chỉ tập trung vào những thông tin có lợi và cũng cố thêm quan điểm đó của mình là đúng thay vì nhìn nhận mọi thông tin khách quan.
Nên nhiều lúc, vấn đề không phải chúng ta không tin nhau, mà đang giúp đỡ nhau test để có được sản phẩm tốt nhất và giảm thiểu những Thiên kiến trong nhận thức mà bất kỳ ai cũng gặp phải.
Nguồn: Test Mentor
Leave a Comment