Kiểm thử tích hợp là gì và phương pháp thực hiện
Kiểm thử tích hợp là gì? Tại sao cần kiểm thử tích hợp? Các phương pháp và chiến lược thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề này để giúp cho việc thực hiện kiểm thử trở nên hiệu quả hơn.
Nội Dung Bài Viết
Tổng quan về kiểm thử tích hợp (Integration testing)
Phương pháp kiểm thử tích hợp (Integration testing) là một phương pháp kiểm thử phần mềm đảm bảo các tương tác giữa các thành phần phần mềm đã được xây dựng từ thiết kế hoạt động đúng theo yêu cầu, mô tả và trơn tru. Mục đích của phương pháp này là nhằm phát hiện và giải quyết những lỗi, sai sót trong quá trình thiết kế, liên kết giữa các thành phần chức năng phần mềm như module, class, phương thức, v.v.
Việc kiểm tra kiểm thử tích hợp thực hiện sau kiểm thử đơn vị (Unit Test) và trước kiểm thử xác nhận (UAT). Nó nhận các mô đun đầu vào đã được kiểm thử đơn vị, nhóm chúng vào các tập hợp lớn hơn. Sau đó áp dụng các ca kiểm thử đã được định nghĩa trong kế hoạch kiểm thử tích hợp vào tập hợp đó. Và cuối cùng là cung cấp đầu ra cho hệ thống tích hợp phù hợp với yêu cầu khách hàng đã đưa ra.
Mục đích của kiểm thử tích hợp
Trong quá trình phát triển phần mềm, việc phát triển các chức năng của các phần mềm riêng biệt được kết hợp lại và kiểm thử theo nhóm. Điều này được thực hiện với mục đích:
- Xác định và sửa chữa lỗi trong quá trình tích hợp các thành phần chức năng của phần mềm. Kiểm thử tích hợp giúp đảm bảo rằng các thành phần hoạt động đúng và tương tác với nhau một cách chính xác. Nó cũng giúp đảm bảo rằng phần mềm hoạt động đúng khi được triển khai và sử dụng. Giúp tăng độ tin cậy của phần mềm và tiết kiệm thời gian, chi phí sửa chữa lỗi về sau này, hay để tránh tình trạng xảy ra rủi ro lỗi trong quá trình vận hành sử dụng phần mềm.
- Mục đích của Integration test nhằm đưa ra ứng dụng tốt nhất trước khi đưa tới tay người dùng. Từ đó, tìm ra và loại bỏ được các bug (lỗi phần mềm) cũng như những nguy cơ có thể xảy ra, gây ra lỗi cho hệ điều hành trước khi chuyển đến tay người dùng.
Các lợi ích của kiểm thử tích hợp
- Phát hiện sớm các lỗi trong quá trình tích hợp: Integration test cho phép phát hiện sớm các lỗi liên quan đến sự tương tác giữa các thành phần khác nhau của hệ thống. Nó giúp tránh việc phát hiện lỗi sau khi hệ thống đã được triển khai.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các hoạt động kiểm thử. Bằng cách phát hiện và giải quyết các lỗi tích hợp sớm, các nhà phát triển có thể tránh phải dành nhiều thời gian và tiền bạc để khắc phục các lỗi sau khi hệ thống đã được triển khai.
- Tăng cường hiệu quả của quá trình kiểm thử: Kiểm thử tích hợp cho phép kiểm thử các chức năng của các thành phần hệ thống trong một môi trường tích hợp đầy đủ. Điều này giúp tăng cường hiệu quả của quá trình kiểm thử bằng cách phát hiện các lỗi sớm hơn và giải quyết chúng hiệu quả hơn.
- Đảm bảo tính tương thích và khả năng mở rộng của hệ thống: Giúp đảm bảo tính tương thích và khả năng mở rộng của hệ thống. Xác định các lỗi tích hợp liên quan đến tính tương thích và khả năng mở rộng của hệ thống, từ đó giúp đảm bảo rằng hệ thống có thể phát triển và mở rộng trong tương lai một cách dễ dàng.
Các phương pháp tiếp cận kiểm thử tích hợp
Để bắt đầu thực hiện kiểm thử tích hợp, các tester cần nắm một số bước cơ bản sau:
- Nắm bắt kiến trúc của ứng dụng
- Xác định các module
- Hiểu chức năng của từng module
- Hiểu cách dữ liệu được chuyển từ module này sang module khác.
- Hiểu cách nhập và nhận dữ liệu vào hệ thống (đầu vào và đầu ra của ứng dụng)
- Tách riêng ứng dụng cho phù hợp với nhu cầu thử nghiệm của bạn.
- Lấy một điều kiện tại một thời điểm và viết ra các trường hợp thử nghiệm.
Phương pháp này giúp giảm thiểu rủi ro lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm, đồng thời cũng giúp nâng cao chất lượng phần mềm và độ tin cậy cho hệ thống đang được xây dựng, phát triển.
Trên thực tế, có nhiều cách để tiếp cận việc kiểm thử tích hợp. Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận phổ biến là tiếp cận từ trên xuống (top-down) và tiếp cận từ dưới lên (bottom – up). Dưới đây là ví dụ cụ thể để các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp tiếp cận này:
Phương pháp tiếp cận từ trên xuống (top-down):
Cách tiếp cận này bắt đầu từ module cao nhất, dần dần đến các module thấp hơn. Chỉ có module trên cũng được kiểm tra độc lập, còn lại các module dưới cùng được tích hợp kiểm tra với nhau theo từng nhóm. Quá trình đó lặp lại cho tới khi tích hợp và kiểm tra được hết tất cả các module.
Ưu điểm:
- Thu gọn phạm vi kiểm tra, dễ dàng tìm bug hơn
- Các module quan trọng được ưu tiên trước, lỗi quan trọng cũng có thể được tìm thấy sớm hơn.
- Được thực hiện với thời gian ít hơn vì đơn giản hơn
- Kiểm thử tích hợp được thực hiện test như môi trường chính
Nhược điểm:
- Chức năng cơ bản được thực hiện sau cùng, có thể bị bỏ qua mà vẫn lỗi
- Các module mức thấp không được kiểm tra đầy đủ
Phương pháp tiếp cận từ dưới lên (bottom-up)
Mỗi module thấp hơn được tích hợp kiểm tra với module cao hơn để tích hợp kiểm tra. Việc kiểm thử sẽ đi từ dưới lên, với đơn vị thấp nhất hoặc trong cùng và dần dần di chuyển lên.
Việc tích hợp này sẽ thực hiện lần lượt lặp lại cho tới khi hết các module được kiểm tra. Nó được sử dụng cho Driver Testing.
Drivers là các chương trình giả được sử dụng để gọi các function của module thấp nhất, trong trường hợp function được gọi không tồn tại.
Ưu điểm:
- Một số module thấp nhất được kiểm tra chi tiết, dễ dàng phát hiện ra các lỗi và đưa ra các biện pháp khắc phục.
Nhược điểm:
- Nếu không đủ thời gian, module quan trọng có thể bỏ qua và gặp lỗi gây rủi ro.
Một số cách thực hiện kiểm thử tích hợp
Khi thực hiện kiểm thử tích hợp, cần nắm một số vấn đề sau:
- Hiểu hệ thống: Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu hệ thống mà bạn đang thử nghiệm và các thành phần cần được tích hợp.
- Lập kế hoạch và lập tài liệu: Phát triển một kế hoạch kiểm tra chi tiết và ghi lại tất cả các bước bạn sẽ sử dụng để tiến hành kiểm tra tích hợp các chức năng.
- Kiểm tra tính tương thích: Kiểm tra nhằm đảm bảo tất cả các thành phần chức năng của phần mềm đều tương thích, hoạt động tốt với nhau và có thể bao quát được các rủi ro có thể xảy ra để đưa ra giải pháp phù hợp.
- Kiểm tra truyền dữ liệu: Khi tích hợp các chức năng với nhau rất dễ xảy ra việc nhầm lẫn lỗi dữ liệu, việc kiểm tra việc truyền dữ liệu giữa các thành phần chức năng khác nhau của hệ thống. Đảm bảo dữ liệu được chuyển một cách chính xác và đúng vị trí cần trả về.
- Kiểm tra xử lý lỗi: Kiểm tra các kịch bản xử lý lỗi để đảm bảo hệ thống có thể xử lý lỗi một cách hiệu quả và đưa ra các giải pháp nếu phát hiện ra rủi ro.
- Kiểm tra sự phụ thuộc: Kiểm tra sự phụ thuộc giữa các thành phần để đảm bảo rằng các thành phần tích hợp hoạt động bình thường.
Các trường hợp kiểm thử tích hợp
Các trường hợp kiểm thử tích hợp thường tập trung vào giao diện giữa các mô đun, liên kết tích hợp, truyền dữ liệu giữa các module. Do ý tưởng chính là kiểm tra giữa 2 module/ hệ thống có hoạt động được như mong đợi hay không.
Ví dụ một số trường hợp kiểm thử tích hợp cho ứng dụng Facebook sẽ có:
- Kiểm tra (verify) giữa trang đăng nhập và trang chủ. Là khi người dùng nhập thông tin đăng nhập thành công, sẽ dẫn tới trang chủ được liên kết.
- Kiểm tra (verify) giữa liên kết giao diện giữa trang mạng và các trang kết nối của bạn, tức là nhấp vào đường dẫn của trang mạng sẽ hiển thị lời mời được chấp nhận tới trang kết nối của bạn sau khi nhấp vào.
- Kiểm tra (verify) giữa giao diện thông tin và giao diện các game online. Tức là khi trò chơi online hiển thị trên trang thông tin, bạn nhấn vào đó sẽ hiển thị sang trang thực hiện chơi game.
Thực tế sẽ có nhiều trường hợp được viết cho trang web cụ thể. Một số ví dụ trên chỉ là ví dụ nhỏ để hiểu những gì Integration testing được sử dụng để bạn tham khảo cách dùng.
Kết luận
Integration testing là một phần quan trọng của chu trình thử nghiệm vì nó giúp dễ dàng tìm ra lỗi khi hai hoặc nhiều mô-đun được tích hợp. Đồng thời cũng giúp tìm ra các lỗi hay rủi ro có thể xảy ra ở giai đoạn đầu, từ đó tiết kiệm công sức và chi phí sau này khi đưa vào sử dụng. Nó đảm bảo rằng các module tích hợp hoạt động bình thường như yêu cầu mong muốn.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin về Kiểm thử tích hợp và giúp bạn có thêm kiến thức trong việc thực hiện quy trình kiểm thử phần mềm.
Nguồn tham khảo: https://www.softwaretestinghelp.com/what-is-integration-testing/
Đạt.Nđ
Leave a Comment