Kinh nghiệm phỏng vấn Tester
IT hiện là một trong những ngành nghề hot hiện nay, và việc làm cũng rất nhiều sự cạnh tranh. Vậy làm sao bạn có thể vượt qua, hoàn thành tốt một buổi phỏng vấn? Bài viết này mang lại cho bạn góc nhìn tham khảo, hình dung về buổi phỏng vấn khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Qua đó có thể giúp cho bạn chuẩn bị kiến thức và sự tự tin trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.
1. Tìm hiểu về công ty và vị trí tuyển dụng
Hãy tìm hiểu về công ty và vị trí tuyển dụng trước khi đi phỏng vấn. Điều này giúp bạn có thể thảo luận với nhà tuyển dụng một cách thông minh và chuyên nghiệp, Và cho thấy bạn là một người có sự chịu khó tìm hiểu, nắm bắt thông tin đối với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, đó cũng là cách giúp bạn tìm hiểu về sản phẩm của công ty, để có thể có những câu hỏi với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn hay biết được mình có phù hợp với sản phẩm công ty trước khi ứng tuyển hay không.
Đôi khi, trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi:
- Em biết công ty qua đâu?
- Em đã tìm hiểu gì về công ty em đang ứng tuyển hay chưa?
- Em đã có kinh nghiệm gì về mảng công ty đang làm?
- …
Đôi khi những câu hỏi như vậy nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không. Vậy nên bạn có thể tự tìm hiểu trước khi phỏng vấn.
2. Giới thiệu về bản thân và đánh giá kỹ năng của mình
Bắt đầu cuộc phỏng vấn thường là những câu hỏi giới thiệu về bản thân. Bạn nên giới thiệu ngắn gọn về mình, nói qua về kinh nghiệm làm việc và lý do mong muốn tại buổi phỏng vấn và nên giới thiệu từ 1-3 phút. Trước khi đi phỏng vấn, hãy tự đánh giá kỹ năng của mình để biết mình đã làm được những gì và chưa làm được gì. Đôi khi cũng có câu hỏi được lồng ghép đan xen đan xen khi bạn giới thiệu bản thân ví dụ như:
- Bao lâu bạn ra trường? Nhằm xác định được thời gian bạn có thể làm việc tại công ty
- Bạn đã lập gia đình chưa?
- Tùy môi trường công ty sẽ hỏi bạn có thể giao tiếp hay sử dụng tài liệu ngoại ngữ được không
- …v…v…
Bạn hãy cố gắng thể hiện và giới thiệu một cách ngắn gọn thông tin cá nhân, điểm mạnh của mình. Thông qua việc chia sẻ thông tin bản thân, bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về mình. Nếu trình bày mạch lạc với những thông tin cụ thể bạn sẽ tạo được thiện cảm.
3. Thể hiện được kiến thức Testing, cho thấy tư duy chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của mình
Sau khi giới thiệu bản thân, nhà tuyển dụng sẽ tập chung khai thác vấn đề về kiến thức chuyên môn, kỹ năng của bạn. Không phải bạn đã đi làm mới có kinh nghiệm làm việc, thậm chí là qua những kinh nghiệm trong quá trình học tập hay trải nghiệm bản thân.
Trong buổi phỏng vấn, hãy thể hiện rõ ràng và tự tin về kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Hãy nói về các dự án hoặc công việc bạn đã thực hiện, các kỹ năng và công cụ đã sử dụng hay cách mà bạn đã giải quyết các vấn đề. Hãy cho thấy sự tư duy chuyên môn của mình trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Hãy chia sẻ về các phương pháp kiểm thử, các quy trình và tiêu chuẩn kiểm thử, và cách mà bạn đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm. Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn một số câu về kinh nghiệm làm việc như:
- Bạn đã tham gia những dự án nào? Bạn đã học được những gì qua dự án đó?
- Bạn đã từng test API khi nào chưa? Khi kiểm thử API bạn cần chú ý điều gì?
- Bạn đã sử dụng những tool gì để để quản lý lỗi?
- Khi bị dev từ chối bug bạn sẽ làm gì?
- Ngoài việc chính tại công ty, bạn còn làm gì để nâng cao kiến thức chuyên môn?
- Bạn có thể chia sẻ dự án gần nhất bạn làm là gì? Bạn tham gia với vai trò nào? Làm sao bạn hiểu dự án đó? Và những câu hỏi liên quan khác đến dự án… nhằm xem tư duy và cách xử lý của bạn trong dự án.
Hay những câu hỏi mang tính chuyên môn testing dạng:
- Test plan là gì? Nội dung test plan
- Phân biệt kiểm thử hệ thống và kiểm thử tích hợp
- Có những phương pháp kiểm thử nào?
- Các level test là gì?
- …v…v…
Và nhà tuyển dụng có thể đặt ra bài toán thực tế, yêu cầu bạn có thể thực hành và giải quyết nó như thế nào. Với kinh nghiệm của mình khi các bạn đã có kinh nghiệm làm việc nhà tuyển dụng thường tập trung hỏi xoáy sâu vào cách bạn xử lý khi gặp phải vấn đề trong cách việc như thế nào? Nếu bạn đã có kinh nghiệm bạn hãy tự tin trả lời theo những gì mình đã áp dụng làm. Nếu bạn có kinh nghiệm chưa nhiều thì cũng tự tin trả lời những gì mình biết.
4. Thể hiện sự rõ ràng, định hướng và mong muốn của bạn
Hãy tự tin và chuyên nghiệp trong buổi phỏng vấn, tôn trọng đối với nhà tuyển dụng và các ứng viên khác trong buổi phỏng vấn. Và bạn đừng quên hỏi và đưa ra câu hỏi khi cần thiết: Hãy hỏi và đưa ra các câu hỏi khi cần thiết để hiểu rõ hơn mà mình còn khúc mắc về công việc tại nơi mình ứng tuyển. Thường thì người phỏng vấn sẽ cho hỏi bạn có còn câu hỏi nào dành cho họ không? và sẽ giải đáp những thắc mắc câu hỏi của bạn, ngoài ra cũng có thể cung cấp thêm thông tin cho bạn kỹ càng hơn nếu cần thiết.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị và tham gia phỏng vấn, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.
Leave a Comment