Load Testing là gì? Quy trình thực hiện kiểm thử tải
Load testing là gì? Làm sao để phần mềm, ứng dụng có thể chạy tốt, mượt mà và đáp ứng được nhu cầu lượng dùng trong thực tế? Trong quá trình phát triển phần mềm việc thực hiện kiểm tra độ chịu tải vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Test Mentor sẽ chia sẻ tới các bạn một số kiến thức về load testing.
Nội Dung Bài Viết
Load Testing là gì?
Load test là loại kiểm thử phi chức năng, bằng cách thực hiện truy vấn lượng lớn yêu cầu trong thời gian ngắn để xem hệ thống có khả năng xử lý tốt hay không? Nó được thực hiện kiểm thử hiệu năng chủ yếu trên client/server hay các ứng dụng dựa trên web.
Load test thuộc performance testing, nhằm thực hiện kiểm tra đo lường hệ thống có thể hoạt động tốt, mượt mà, bền vững hay không khi chạy môi trường như thực tế. Và cần đảm bảo nó thực hiện kiểm thử trong điều kiện bình thường và cao hơn dự kiến. Việc kiểm thử này thường được áp dụng khi dự án chuẩn bị hoàn thành.
Load test có thể thực hiện trên môi trường thử nghiệm, để kiểm soát và so sánh hay đo lường khả năng hoạt động của hệ thống. Nó có thể cho chúng ta biết ứng dụng có thể xử lý đồng thời bao nhiêu người cùng sử dụng và đưa ra phương án về hạ tầng, dung lượng… để nhiều người có thể truy cập cùng lúc trơn tru nhất mà không bị gián đoạn hay bị treo. Điều này dẫn đến uy tín và mất doanh thu từ sản phẩm.
Quy trình thực hiện kiểm thử tải
- Kiểm tra môi trường kiểm thử: Kiểm tra và thiết lập môi trường kiểm thử càng giống môi trường thực tế càng tốt. Bao gồm về: server, phần cứng, mạng và các thông số hệ thống …
- Xác định tiêu chí mục đích: Xác định rõ mục tiêu, tiêu chí và yêu cầu của load testing. Bao gồm các chỉ số hiệu suất, các ngưỡng cần đạt được và các yêu cầu khác về độ tải về hệ thống cần đáp ứng.
- Xây dựng kế hoạch: Việc xây dựng kế hoạch để xác định nhân lực, phạm vi module và chọn công cụ phù hợp để thực hiện kiểm thử tải.
- Thiết kế kịch bản kiểm thử: Thiết kế kịch bản thử nghiệm chi tiết khi dùng công cụ load testing. Điều này bao gồm các trường hợp kiểm thử, thiết lập yêu cầu, hành động của người dùng, dữ liệu đầu vào và các thông số khác như thời gian chạy và số lần lặp.
- Cấu hình và thực hiện load testing: Thiết lập cấu hình cho load tests, gồm thông số dữ liệu cơ sở dữ liệu, số lượng người dùng đồng thời, tần suất truy cập và tải dữ liệu. Thực hiện load tests bằng cách chạy kịch bản đã được thiết kế.
- Giám sát và thu thập dữ liệu: Trong quá trình thực hiện load tests, giám sát và thu thập dữ liệu hiệu suất của hệ thống như thời gian phản hồi, tải CPU, bộ nhớ sử dụng và các chỉ số khác. Điều đó đảm bảo lưu trữ và ghi lại dữ liệu hiệu suất trong quá trình sử dụng.
- Phân tích kết quả: Phân tích kết quả hiệu suất thu thập được sau khi thực hiện test dữ liệu. Xem xét các chỉ số hiệu suất, xác định vấn đề hiệu suất, điểm yếu của hệ thống và đưa ra các cải tiến hoặc thay đổi cần thiết.
Một số lưu ý khi thực hiện kiểm thử tải
Sau đây là một số lưu ý khi thực hiện load testing mà bạn cần lưu ý:
- Cần xác định mục tiêu, phạm vi kiểm thử
- Cần hiểu về ứng dụng, xây dựng kế hoạch – kịch bản kiểm thử
- Cần xác định ngưỡng, lưu lượng truy cập test theo yêu cầu. Và xác định được điểm giới hạn chấp nhận được hay đánh giá thời gian phản hồi.
- Chọn công cụ test phù hợp, tùy thuộc vào yêu cầu của sản phẩm
- Chuẩn bị sẵn môi trường test: Thiết lập môi trường test như môi trường thật, gồm mạng, cơ sở dữ liệu, một số yếu tố khác về hệ thống. Và đảm bảo dữ liệu thực hiện test sẵn sàng, có thể kết nối khi chạy.
- Giám sát các chỉ số trong quá trình thực hiện đo, so sánh ở các ngưỡng khác nhau và chọn thời điểm chạy thử nghiệm khác nhau theo kịch bản. Có thể xác định vấn đề và tìm giải pháp.
- Cần biết phân tích, đọc kết quả test sau khi thực hiện chạy load testing theo kịch bản và ghi lại các kết quả.
Một số ví dụ về Load testing
- Trang mua vé trực tuyến của VFF sập ngay khi vừa mở bán vé do hệ thống bị quá tải và không kịp xử lý.
- Vào đợt sale lớn Coolmate – hãng thời trang Việt Nam, khi mới mở sale gây ra sự cố hệ thống bị treo, khiến hàng ngàn khách hàng không thể đặt hàng, làm thiệt hại doanh thu lớn cho doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng không tốt.
- Khi các máy chủ của Amazon.com gặp sự cố vào năm 2013 trong 30 phút, Amazon đã mất 66.240 đô la mỗi phút.
- Nhiều khách hàng có nhu cầu đặt vé máy bay trong các ngày lễ hoặc vào những ngày hãng hàng không có ưu đãi. Có thể đến việc hệ thống bị treo do quá tải
- …v…v…
Do đó:
- Theo một cuộc khảo sát, 75% người dùng nói rằng nếu trang web bị sập hoặc chậm, họ sẽ rời khỏi trang web
- Nếu trang web của bạn gặp sự cố trong một sự kiện như vậy, khách truy cập có thể rời khỏi trang web của bạn và truy cập trang web của đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể dẫn đến mất doanh thu và thị phần.
- Để tránh xảy ra các tình trạng trạng đó, có thể thực hiện Load testing để tìm ra nguyên nhân lỗi sớm và có biện pháp khắc phục.
Tầm quan trọng của Load testing
Việc phát triển các ứng dụng hay phần mềm ngày càng phức tạp, nhu cầu người dùng lớn. Do đó, việc thực hiện load testing là việc cần thiết, quan trọng cho quá trình kiểm tra hiệu năng các ứng dụng/phần mềm lớn/nhỏ.
Dưới đây là một số lý do quan trọng, cũng như lý do cần thực hiện Load testing:
- Thực hiện mô phỏng kịch bản người dùng thực: Việc thực hiện kiểm thử với kịch bản thực nhằm để hiểu, phân tích và sửa lỗi trước khi xảy ra vấn đề. Bổ sung chiến lược, quy trình giám sát trong môi trường sản xuất.
- Đảm bảo hiệu suất cho các ứng dụng/dịch vụ: Load test giúp cho đội thiết kế biết được độ chịu tải của ứng dụng web, đảm bảo ứng dụng không bị gián đoạn.
- Phát hiện và khắc phục các vấn đề được phát hiện: Load testing giúp phát hiện vấn đề và đưa ra phương án khắc phục trước khi sản phẩm được triển khai, nếu có vấn đề một số tình huống có lượng truy cập vượt ngưỡng.
- Tiết kiệm chi phí: Việc mất thêm chi phí thuê người kiểm thử, sẽ rẻ hơn chi phí sửa chữa do ứng dụng bị sập trong thời gian sử dụng
Một số công cụ thực hiện Load testing
Hiện nay có rất nhiều công cụ để hỗ trợ thực hiện load testing. Và dưới đây là một số công cụ kiểm thử tải bạn có thể tham khảo:
- WebLOAD: Công cụ kiểm tra hiệu suất và load/stress test dành cho các ứng dụng web.
- Apache JMeter: JMeter là công cụ kiểm thử performance, sử dụng nhiều các ứng dụng web.
- LoadUI NG Pro: Là công cụ giao diện đồ họa dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng thực hiện các kịch bản kiểm thử tải.
- LoadView: Công cụ kiểm tra tải theo yêu cầu, được quản lý hoàn toàn, cho phép load test và stress test hoàn toàn không gặp rắc rối.
- HP Loadrunner: Là sản phẩm của HP, có thể xử lý và tạo hàng ngàn người dùng ảo cũng một lúc.
Một số công cụ thực hiện load test online như:
- LoadStorm: Là công cụ có khả năng kiểm tra hiệu năng cho ứng dụng với nhiều cấp độ khác nhau.
- LoadFocus: Là công cụ đơn giản và tiết kiệm chi phí để thực hiện test website, ứng dụng web/mobile hay các dịch vụ web và API.
Kết luận
Load testing một trong các phương pháp kiểm thử phần mềm nhằm tìm ra vấn đề giúp cải thiện hiệu suất hệ thống tốt hơn.
Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể nắm được các thông tin về việc kiểm thử hiệu suất nhằm tối ưu hóa hệ thống một cách tốt nhất.
Tài liệu tham khảo: What is Load testing in software testing?
Đạt.Nđ
Leave a Comment