Phân biệt kiểm thử trong công ty Product và Outsource
Nội Dung Bài Viết
1. Giới thiệu về công ty Product và Outsource
Công ty Product là một công ty chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Công ty này có thể tập trung vào một lĩnh vực cụ thể hoặc cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau. Điều quan trọng nhất với công ty Product là tạo ra sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Trong khi đó, Outsourcing là một hình thức hợp tác kinh doanh giữa hai công ty, trong đó một công ty sẽ thuê một công ty khác để thực hiện một số nhiệm vụ hoặc dịch vụ mà họ không có nguồn lực hoặc kỹ năng để thực hiện. Các công ty thường outsource để tiết kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả trong hoạt động của mình.
Khi hai loại công ty này kết hợp với nhau, công ty Product có thể thuê một công ty Outsourcing để giúp họ phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Công ty Outsourcing sẽ được giao các nhiệm vụ cụ thể để thực hiện và công ty Product sẽ đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp đáp ứng yêu cầu chất lượng của họ.
Các công ty Product thường sử dụng công ty Outsourcing để giúp mình tiết kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm. Điều này cho phép họ tập trung vào các mặt hàng chính của mình và đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm của họ luôn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2. Phân biệt kiểm thử trong công ty product và outsource
Hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa hai loại kiểm thử phổ biến trong quá trình phát triển sản phẩm: kiểm thử trong công ty product và kiểm thử outsource.
Kiểm thử trong công ty product là quá trình kiểm tra và đánh giá sản phẩm của chính công ty đó. Các chuyên gia kiểm thử nội bộ sẽ thực hiện các bài kiểm thử để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và hiệu suất được đặt ra bởi công ty.
Ngược lại, kiểm thử outsource là quá trình kiểm tra và đánh giá sản phẩm bởi một công ty thứ ba được thuê bởi công ty sản phẩm. Công ty thứ ba sẽ thực hiện các bài kiểm thử để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn được đặt ra bởi công ty sản phẩm.
Một trong những khác biệt chính giữa hai loại kiểm thử này là quyền kiểm soát. Kiểm thử trong công ty product cho phép công ty có quyền kiểm soát hoàn toàn toàn bộ quá trình kiểm thử, từ việc đào tạo nhân viên đến việc lập kế hoạch và thực hiện các bài kiểm thử. Trong khi đó, kiểm thử outsource sẽ có mức độ kiểm soát thấp hơn, do công ty sản phẩm phải dựa vào quy trình và tiêu chuẩn của công ty thứ ba để thực hiện kiểm thử.
Tuy nhiên, việc sử dụng kiểm thử outsource cũng có những lợi ích của nó. Công ty sản phẩm có thể tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia kiểm thử của công ty thứ ba, giúp tiết kiệm chi phí đào tạo và thuê nhân viên. Ngoài ra, việc sử dụng các công ty kiểm thử ngoài cũng có thể giúp công ty sản phẩm tăng tính đa dạng và cải thiện chất lượng sản phẩm, do các công ty kiểm thử ngoài thường có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm thử sản phẩm của các công ty khác.
Tóm lại, việc sử dụng kiểm thử trong công ty product hay kiểm thử outsource tùy thuộc vào nhu cầu và tài nguyên của công ty sản phẩm. Sử dụng kiểm thử trong công ty product cho phép công ty kiểm soát hoàn toàn quá trình kiểm thử, trong khi kiểm thử outsource có thể giúp tiết kiệm chi phí.
3. Ví dụ trong dự án thực tế về kiểm thử trong công ty product và outsource
Mình xin phép chia sẻ về dự án mà mình đã trải qua trong một công ty outsource của nhật bản và một dự án product.
Dự án trong công ty Outsource của Nhật Bản.
- Công ty mình làm là một công ty ở Việt Nam chuyên nhận dự án outsource của các công ty Nhật Bản về để hoàn thiện. Dự án mình tham gia thì khách hàng đã có tài liệu mô tả rất chi tiết bằng tiếng Nhật toàn bộ từng trường hiển thị trên màn hình, rồi các chức năng sẽ hoạt động ra sao. Bên mình nhận tài liệu này sau đó sẽ được các bạn kỹ sư cầu nối dịch lại từ tiếng nhật qua tiếng Việt.
- Tester sẽ nhận tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt, tiến hành đọc hiểu và phân tích yêu cầu. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc thì sẽ ghi lại và chuyển qua cho kỹ sư cầu nối để confirm lại với khách hàng hoặc tự đặt câu hỏi bằng tiếng anh trực tiếp với họ.
- Bước tiếp theo, Tester sẽ tiến hành lên kế hoạch kiểm thử dựa trên yêu cầu của khách hàng đưa ví dụ: Thời gian viết checklist, test cases, exec test, test report.
- Sau khi, bên Dev đã làm xong thì đưa sản phẩm cho Tester kiểm thử theo test cases đã được chuẩn bị trước đó. Tất cả các cases đều có hình ảnh kèm theo để gửi lại cho khách hàng.
- Công ty mình có quy định số test cases phải bằng 70% số dòng code mà Dev viết ra để cover tốt nhất về mặt chất lượng.
- Sau khi, Dev đã fix và Tester đã kiểm tra sản phẩm theo test cases đạt thì mới chuyển giao source code cho khách hàng.
- Khách hàng nhận sản phẩm sẽ tiến hành kiểm tra và nếu có lỗi thì sẽ phản hồi lại cho phía công ty để bên mình tiếp tục sửa chữa.
- Bên mình sẽ không làm việc trực tiếp với khách hàng. Mà phía công ty Nhật Bản sẽ làm việc trực tiếp với họ. Nên thời gian đợi phản hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn.
- Sau khi dự án kết thúc thì công ty sẽ đợi phản hồi và đánh giá từ công ty đối tác. Nếu sản phẩm đạt chất lượng tốt thì bên đối tác sẽ có email cải thiện hoặc khen ngợi nếu có của cả 2 bên để lần sau làm việc được tốt hơn.
Dự án trong công ty product làm sản phẩm tìm kiếm cho người Việt Nam.
- Bên mình có một đội ngũ khảo sát khách hàng về nhu cầu của họ. Như khách hàng đang có nhu cầu về tìm vé xem phim, tìm địa điểm, tìm mua xe. Sau đó, dev sẽ tự lên ý tưởng, nghiên cứu và mô tả các user story về công việc định làm trong nó.
- Trước khi làm user story nào đó thì mọi người sẽ cùng nhau thảo luận và thống nhất làm cái nào trước dựa trên số lượng khách hàng tìm kiếm trên trình duyệt cốc cốc qua phân tích các query tìm kiếm.
- Bên mình làm theo quy trình Agile. Sau khi bên Dev phát triển làm xong thì sẽ gửi email cho Tester các thông tin chi tiết về bản build đó bao gồm những user story nào.
- Tester tiến hành tìm hiểu về user story, rồi viết test cases và lên kế hoạch chuẩn bị kiểm thử cho nó. Tester sẽ thông báo lại plan cho Dev.
- Tester sẽ thông báo kết quả lại cho Dev về tỷ lệ pass/fail và bug ID kèm theo cho từng trường hợp fail.
- Dev sẽ tiến hành phân loại bug nào ưu tiên fix sớm và bug nào để lại sau, Sau đó, Dev sẽ gửi lại cho Tester những bug được fix kèm theo build cụ thể.
- Tester tiến hành kiểm tra lại tất cả các lỗi bao gồm cả phần ảnh hưởng. Nếu kết quả pass thì Tester sẽ gửi email cho thông báo release cho khách hàng.
Kết luận: dù làm trong công ty nào tuy quy trình có thể khác nhau nhưng chất lượng sản phẩm vẫn là cái được hướng tới.
Leave a Comment