Tester trái ngành học gì và phải bắt đầu từ đâu?
Tester trái ngành học gì và bắt đầu như thế nào? Ngày nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại cùng với cơ hội học hỏi và phát triển không ngừng của xã hội, nghề Tester đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người. Trong tương lai với sự phát triển của công nghệ thì nhu cầu sử dụng phần mềm sẽ tiếp tục tăng cao, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng Tester cũng sẽ tăng theo. Các Tester trái ngành có thể tận dụng cơ hội này để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt.
Câu hỏi được đặt ra là Người học trái ngành chuyển sang làm Tester phải bắt đầu từ đâu? Hãy cùng Test Mentor giải đáp những thắc mắc qua bài viết dưới đây!
>>> Xem thêm: TESTER TRÁI NGÀNH – BÍ QUYẾT CHUYỂN ĐỔI NGHỀ THÀNH CÔNG
Nội Dung Bài Viết
Tester là làm gì?
Tester là những người chịu trách nhiệm kiểm tra và phát hiện lỗi ở trong phần mềm trước khi nó được đưa ra thị trường. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm, giúp sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và tránh gây ra các rủi ro cho người dùng.
Thông thường, kiểm thử phần mềm có nhiều mảng, tuy nhiên bài viết hôm nay sẽ đề cập đến hai mảng chính để Tester có thể lựa chọn đó là Manual Testing và Automation Testing:
Manual Testing: Đối với những người mới bắt đầu, Manual Testing là một lựa chọn phù hợp để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng kiểm thử. Bạn cần trang bị kiến thức, kỹ thuật test thủ công và có kỹ năng phân tích, suy luận tốt. Từ việc bạn có trải nghiệm sản phẩm, quen với các logic trong phần mềm thì việc bạn tiến hành kiểm thử tự động cũng sẽ nhanh chóng hơn vì không phải đi hỏi lại các bạn thực hiện Manual Testing
Automation Testing: Đây là phương pháp kiểm thử tự động hóa, loại kiểm thử này dựa trên kiến thức chuyên sâu về hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, máy chủ,… Automation Testing phù hợp cho những người đã có kỹ năng lập trình và muốn nâng cao hiệu quả, độ chính xác của quá trình kiểm thử.
Tester trái ngành nên bắt đầu từ đâu?
Tìm hiểu các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết cho Tester
Trước khi bắt đầu học bất cứ thứ gì thì bạn phải hiểu rõ những gì mình cần học.
Bước đầu tiên là bạn cần tìm hiểu các yêu cầu và kỹ năng cần thiết Tester, từ đó sẽ giúp bạn có những định hướng rõ ràng hơn cho việc học tập của mình.
Xác định hướng đi phù hợp trong nghề kiểm thử
Bước thứ hai là xác định hướng đi phát triển sự nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân. Dưới đây là một số hướng đi phát triển sự nghiệp mà các Tester trái ngành có thể tham khảo:
- Hướng Technical: Đây là hướng đi cho những bạn có hiểu biết sâu rộng về hệ thống phần mềm và có kỹ năng phân tích để đọc và xem xét các tài liệu đặc tả yêu cầu.
- Hướng quản lý: Project Manager (PM) là hướng đi cho những bạn có tư duy thiên về quản lý nhiều hơn. Có khả năng điều phối công việc tốt và khả năng ngoại ngữ ở từ khá trở lên.
- Hướng trở thành Tester chuyên nghiệp: Với lộ trình thăng tiến bài bản từ Fresher Tester cho đến Senior Test Manager.
- Làm Tester rồi chuyển sang làm BrSE: Với tên gọi khác là kỹ sư cầu nối, họ là những người có kỹ năng giao tiếp tốt và hiểu biết chuyên môn. Những người làm BrSE đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa đội phát triển và khách hàng.
Tìm hiểu lộ trình phát triển của nghề kiểm thử
Sau khi xác định hướng phát triển sự nghiệp, bước quan trọng tiếp theo là vạch ra lộ trình thăng tiến rõ ràng đế tiến gần hơn tới thành công. Lộ trình thăng tiến được chia làm nhiều cấp độ, mỗi cấp độ sẽ yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau, cụ thể như sau:
- Level 1: Fresher – Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm kiểm thử
- Level 2: Junior – Trở thành một Tester thành thạo các kỹ năng cơ bản
- Level 3: Senior – Trở thành một chuyên gia kiểm thử giỏi
- Level 4: Test Leader – Quản lý một nhóm kiểm thử
- Level 5: Test Manager – Quản lý toàn bộ hoạt động kiểm thử của dự án
- Level 6: Senior Test Manager – Sau nhiều năm kinh nghiệm, Test Manager có thể đạt được vị trí cao hơn là Senior Test Manager
>>> Xem thêm: HỌC TESTER MẤT BAO LÂU MỚI LÀM ĐƯỢC VIỆC: THỜI GIAN VÀ CÁCH TIẾP CẬN
Tester trái ngành học gì và nên bắt đầu học từ đâu?
Học các khái niệm và kiến thức về kiểm thử cơ bản
- Kiến thức cơ bản về tin học văn phòng
- Sử dụng internet thành thạo và có thể cài đặt phần mềm
- Hiểu biết về lập trình căn bản, bao gồm: CSS, HTML, SQL,..
- Kiến thức tổng quan về kiểm thử bao gồm các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành, nắm được quy trình phát triển của phần mềm và quy trình kiểm thử,…
Học kiến thức chuyên sâu về kiểm thử
Nếu đi theo hướng Manual Test thì bạn cần trau dồi thêm:
- Kỹ năng viết test plan, test case, báo cáo và checklist
- Kỹ thuật thiết kế test case
- Quản lý bug
- Test ứng dụng trên các nền tảng: mobile, desktop, web
- Đánh giá rủi ro
- Lập trình cơ bản (SQL, HTML, CSS)
Nếu đi theo hướng Automation Test thì ngoài những kiến thức trên bạn cần trau dồi thêm:
- Kỹ năng lập trình với 1 số ngôn ngữ cơ bản như: Java, C#, Python, …
- Công cụ tự động hóa (Ranorex, Selenium, Appium, TestComplete,…)
- Các công cụ khác (Jmeter, SoapUI)
Trau dồi tiếng anh và các kỹ năng cần thiết
Tiếng anh là ngôn ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và cả kiểm thử phần mềm. Bạn nên trau dồi tiếng anh để có thể tiếp cận với các tài liệu, khóa học, và cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, bạn cũng cần trau dồi các kỹ năng cần thiết cho công việc kiểm thử như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
>>> Xem thêm: CÁCH TỰ HỌC TESTER CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Nên học kiểm thử phần mềm ở trung tâm nào?
Ngày nay, nhu cầu nhân lực ngành kiểm thử phần mềm ngày càng cao, dẫn đến sự xuất hiện của nhiều trung tâm đào tạo tester. Chính vì vậy nên việc các tester trái ngành lựa chọn được một trung tâm đào tạo uy tín và chất lượng là điều không dễ dàng.
Vì sao bạn nên lựa chọn các khóa học tại Test Mentor?
- Giảng viên giàu kinh nghiệm chuyên môn: khóa học tại Test Mentor được thiết kế bởi chuyên gia kiểm thử có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm
- Chương trình đào tạo bài bản và cập nhật thường xuyên: Khóa học được chia thành các phần nhỏ, dễ hiểu, phù hợp với người mới bắt đầu. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo luôn được cập nhật theo xu hướng phát triển của ngành kiểm thử phần mềm.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: Học viên sẽ được học tập theo hình thức trực tuyến, linh hoạt về thời gian và địa điểm.
Test Mentor luôn mong muốn giúp các học viên phát triển và nâng cao trình độ kiểm thử của mình. Hãy nhanh tay đăng ký ngay hôm nay để bắt đầu hành trình trở thành một tester chuyên nghiệp!
Lời kết
Tóm lại, để trở thành một Tester trái ngành, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, việc xác định rõ mục tiêu và lộ trình phát triển sẽ giúp bạn có định hướng đúng đắn và đạt được thành công. Hy vọng những thông tin mà Test Mentor chia sẻ qua bài viết trên có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi: “Tester trái ngành học gì và bắt đầu từ đâu?”. Và chúc bạn thành công!
Leave a Comment